Filler Masterbatch
SỰ HÀI LÒNG CỦA BẠN CHÍNH LÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Thông tin cơ bản về Filler masterbatch
Filler masterbatch (Calcium Carbonate Masterbatch hoặc Taical) là hỗn hợp chứa hàm lượng lớn bột calcium carbonate (CaCO3) mịn được trộn với một phần nhựa nguyên sinh và một vài phụ gia ngành nhựa thích hợp. Hỗn hợp này được đem đi nung nóng ở nhiệt độ cao cho đến khi tan chảy thành dạng lỏng. Sau khi các thành phần trong hỗn hợp được trộn đều với nhau, hỗn hợp sẽ được làm lạnh, cắt thành hạt nhỏ.
Filler masterbatch được áp dụng rộng rãi như một loại chất độn dùng trong chế tạo và sản xuất các sản phẩm làm từ nhựa. Chúng có chức năng thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi chí và củng cố nhiều tính năng của sản phẩm.
Filler masterbatch mang thương hiệu Đại Á được biết đến là loại chất độn phân tán siêu mịn, đảm bảo không kết tụ, mang lại độ trắng, bóng và nhẵn cho bề mặt sản phẩm.
Chất lượng của Filler masterbatch mang thương hiệu Đại Á
Ở Đại Á, chúng tôi cung cấp các loại hạt filler masterbatch với công thức được tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các dòng sản phẩm thuộc Filler masterbatch của chúng tôi bao gồm: PE filler, PP filler, PS filler (HIPS filler), Filler muối (Transparent filler), v.v… Bằng việc sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao cùng công nghệ sản xuất hiệu đại, chúng tôi đảm đảm sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm filler masterbatch chất lượng vượt trội với giá thành vô cùng phải chăng.
Ứng dụng của Filler masterbatch
- Sản xuất vải không dệt
Các lợi ích của việc sử dụng chất độn nhựa trong sản xuất vải không dệt bao gồm:
+ Cải thiện bề mặt sản phẩm bằng cách giảm hiệu ứng bóng giúp bề mặt trở nên lì hơn, đục hơn, dẫn đến tăng cường khả năng che phủ của cấu trúc vải.
+ Giúp sản phẩm có màu trắng tự nhiên không bị ngả vàng.
+ Góp phần hạ thấp nhiệt độ gia công, từ đó nhà sản xuất có thể đạt năng suất cao hơn cũng như tiết kiệm được đồng thời năng lượng và chi phí sản xuất.
+ Dễ dàng kết hợp với nhiều loại nhựa nền khác nhau (nhờ khả năng phân tán tốt) và có thể xử lý, định hình bằng nhiều phương pháp.
- Ứng dụng trong ép phun
Filler masterbatch phối trộn cùng nhựa nền PP chính là giải pháp hoàn hảo cho việc sản xuất các vật dụng gia dụng như đồ nội thất, thùng chứa, hộp đựng, chai, lọ, rổ rá, vv… thông qua phương pháp ép phun.
Những sản phẩm được làm ra từ hỗn hợp nhựa PP và CaCO3 thông qua việc ép phun đạt được tính năng dẫn nhiệt, khả năng kháng va đập tốt hơn, độ cứng linh động hơn cùng với đó là ít xảy ra tình trạng co rút.
- Ứng dụng trong ép đùn tấm và phim nhựa
Với một số vật liệu nhân tạo đặc biệt như LDPE, LLDPE hoặc HDPE, filler masterbatch có thể được thêm trực tiếp vào nhựa nguyên chất và các hỗn hợp này sẽ hoạt động đồng thời như chất độn nhựa và phụ gia nhựa trong sản xuất màng và tấm nhựa. Về cơ bản, chúng mang lại khả năng chống dính, chống trượt cao hơn. Bề mặt của sản phẩm hoàn thiện sẽ đạt được độ mờ phù hợp cho việc in ấn. Độ bền kéo của thành phẩm cũng được cải thiện cho phép hình dáng, cấu trúc của chúng bảo vệ hoàn toàn ngay cả khi chúng bị kéo căng. Hơn nữa, vật liệu này an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm vì nó không chứa bất kỳ thành phần độc hại nào.
- Ứng dụng trong kéo sợi
Filler masterbatch là giải pháp hoàn hảo giúp các nhà sản xuất giảm một phần hoặc hoàn toàn tránh được vấn đề xơ, tưa sợi. Tưa sợi là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các nhà sản xuất phải đối mặt trong các quy trình sản xuất sợi nhựa và băng sợi. Nó gây ra hiện tượng cấu trúc nhựa bị phân tách không kiểm soát khi sợi PP / PE bị kéo căng. Bằng cách thêm một lượng nhỏ (3 – 4% trên tổng lượng nguyên liệu thành phần) chất phụ gia ngành nhựa canxi cacbonat vào sản xuất sợi PP / PE không chỉ vấn đề tưa, xơ được giải quyết mà còn mang lại một số lợi ích khác cho vật liệu này như:
+ Cải thiện độ bền kéo và khả năng chống bị xé, tưa của các loại sợi kéo, sợi bện và vải dệt sau khi bị kéo dãn.
+ Cung cấp hiệu quả chống trượt và chống dính, tạo điều kiện cho bước cuộn sợi tiếp theo.
+ Cải thiện khả năng dệt, khả năng hàn và khả năng in của vật liệu.
+ Cải thiện độ cứng của sản phẩm, tăng năng suất và giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.